Thông báo hướng dẫn Phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa vụ Mùa năm 2024
Ngày 18/09/2024

HTX SXKD – DVNN

XÃ NAM CAO

 

Số: 13/TB-HTX

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               

                 Nam Cao, ngày 18 tháng 9 năm 2024

 

 

HƯỚNG DẪN

Phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa vụ Mùa năm 2024

                                                             

Kính gửi toàn thể thành viên trong Hợp tác xã

Đến nay diện tích lúa của xã nhà đã trỗ khoảng 70% diện tích, dự kiến đến ngày 25/9/2024 lúa trỗ cơ bản. Do ảnh hưởng của thời tiết có mưa nhiều, ẩm độ không khí cao, nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt... phát sinh gây hại ở thời kỳ lúa đòng già - trỗ bông, chín sữa. Sâu đục thân 2 chấm có sự dồn mật độ gây hại cục bộ trên trà lúa trỗ bông muộn sau ngày 20/9 trở đi.

Để đảm bảo an toàn sâu bệnh hại từ nay đến cuối vụ sản xuất. Hợp tác xã hướng dẫn các biện pháp phòng trừ như sau:

1. Đối với sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ:

- Mật độ sâu đục thân không cao, phân bố không đồng đều nhưng do sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ có xu tính dồn mật độ từ những diện tích đã trỗ bông sang ruộng chưa trỗ. Vì vậy những diện tích càng trỗ về sau mật độ càng cao nếu không phòng trừ tốt sẽ gây bông bạc từ 20 – 30% trở lên.

 Hợp tác xã thông báo cho nhân dân phòng trừ sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ cho diện tích lúa trỗ bông sau ngày 20/9 trở đi, phun khi lúa thấp thoi trỗ (lúa trỗ đến đâu phun đến đó). Khuyến cáo sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ như: Incipio 200 SC; Prevathon 5SC; Voliam Targo 063SC... kết hợp với thuốc sinh học để phòng trừ.

2. Bệnh đạo ôn cổ bông.

Trên các giống lúa nhiễm bệnh như BC15; TBR225; nếp … khi lúa trỗ gặp mưa, không khí lạnh cần chủ động phun phòng bệnh 2 lần như sau:

Lần 1: khi lúa thấp tho trỗ (trỗ được 3-5% số bông);

Lần 2: khi lúa trỗ thoát hoàn toàn.

Khuyến cáo nhân dân nên dùng một trong các loại thuốc như: Filia 525SE; BUMP 650WP; KATANA 20SC; Kosoto 200SC; FUARMY 30WP; Beam 75WP…để phun phòng trừ.

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn.

Đối với trà lúa mùa chưa trỗ bông lá lúa bị dập nát cần khẩn trương phun phòng bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đồng thời không sử dụng các thuốc kích thích sinh trưởng, không bón đạm Urê nuôi đòng nuôi hạt. Khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc sau: Xanthomix 20W, Visen20SC, Totan 200WP, Kasumin 2SL, …để phun phòng trừ.

4. Đối với bệnh lem lép hạt và bệnh khô vằn: Các trà lúa trong giai đoạn ôm đòng - trỗ bị ảnh hưởng do ngập úng, nấm bệnh lem lép hạt trên bông gây hại nặng. Khuyến cáo nhân dân sử dụng các loại thuốc sau: Nevo 330EC, Tilt Sufer 300EC,… để phun phòng trừ. 

Trên đây là hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh,  Hợp tác xã thông báo để nhân dân chủ động  phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, bảo vệ an toàn sản xuất lúa vụ Mùa ./.

                                                   

 

TM. HTX SXKD – DVNN

Giám đốc

 

Nguyễn Thiên Hiếu

 


Tổng lượt xem bài viết là: 25
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn đánh giá:




Tin tức khác